Quy trình căng kéo cáp dự ứng lực.

* Các bước kiểm tra trước khi căng kéo cốt thép dự ứng lực :

– Xem xét khuyết tật của dầm nếu có ảnh hưởng đến sức chịu tải thì phải tiếnhành sửa chữa.
-Kiểm tra cường độ bê tông đạt 90% cường độ thiết kế thì mới cho phép kéo căngthép DƯL.
– Kiểm tra chứng nhận kỹ thuật của thép CĐC.
– Kiểm tra neo và xem xét chứng chỉ kỹ thuật của  neo.
– Kiểm tra sai số khi đặt bó thép CĐC.
– Kiểm tra kích thước từng cặp nêm neo sao cho đồng bộ.
– Kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị kéo căng: kích, đồng hồ áp lực, máy bơm dầu. Nếuquá thời gian kiểm định thì phải kiểm định lại.
– Xác định hệ số ma sát của kích và vòng neo (xác định riêng từng kích).
– Kiểm tra ống gen (độ sạch, thông suốt )
– Kiểm tra quy trình thao tác an toàn.
* Các công việcchuẩn bị trước khi vận hành :
a. Chuẩn bịthiết bị căng kéo DƯL
Trước khi thi công,tất cả các thiết bị căng kéo cáp và thép dự ứng lực phải mang kiểm tra. Khi hệthống thiết bị căng kéo dự ứng lực đảm bảo các thông số thi công và phải đượccấp chứng chỉ thì mới được thi công.
Ngoài ra, để đảm bảoan toàn cho thiết bị, an toàn lao động… ta cần phải chuẩn bị, kiểm tra lần cuốitrước khi đưa thiết bị vào thi công, đảm bảo rằng hệ thống thiết bị không cómột sự cố bất thường nào. Ta có thể tiến hành kiểm tra từng thành phần thiết bịnhư sau:
* Bộ nguồn thuỷ lực: Bộ nguồn thuỷ lực cần phải được kiểm tra các thànhphần sau:
+ Nguồn động lực (cóthể là động cơ điện, động cơ đốt trong hoặc truyền động bằng tay người) phảiđảm bảo phát huy tác dụng.
+ Bơm thuỷ lực phảiđảm bảo đứng vững, ổn định trong quá trình thi công. Nếu là bơm có bánh xe,phải kiểm tra các bánh xe, chân chống có bị gãy, vỡ, hư hỏng gì không.
+ Hệ phân phối thuỷlực: Kiểm tra xem van tiết lưu, van khoá tải… có bị cong vênh, gãy vỡ tay vặnhoặc có hiện tượng khác thường hay không.
+ Đồng hồ thuỷ lực:Quan sát xem kim đồng hồ có bị cong vênh hay không, kim có về vị trí 0 haykhông; đồng hồ có bị méo mó, vỡ kính hay không.
+ Đường ống thuỷ lựcvà các đầu nối: Phải đảm bảo các đường ống thuỷ lực không bị rách vỡ, rò rỉ;các đầu nối phải đảm bảo làm kín, các phần ren không bị hư hỏng.
* Kích thuỷ lực:Kiểm tra sơ bộ xem kích thuỷ lực có bị chảy dầu ở hai đầu, ở chỗ cút nối; cútnối có đảm bảo làm việc tốt hay không.
* Nêm, neo côngtác và nêm, neo công cụ: Trên một bộ neo công cụ hay côngtác, phải sử dụng cùng một loại nêm công cụ (hoặc công tác). Không được sử dụngcác nêm công cụ của các hãng khác nhau trên một bộ neo công cụ (hoặc bộ neocông tác). Đồng thời phải kiểm tra xem các nêm, neo có bị nứt, vỡ, biến dạnghay có dấu hiệu bất thường gì không; các răng của nêm có còn đảm bảo không.
* Đĩa đóng neo công tác: Đĩa đóng neo công tác là phụ kiện dùng để khống chế khe hởgiữa cáp và nêm công tác trong quá trình căng kéo, khống chế độ chuyển dịch củanêm sau khi đóng neo công tác đồng thời truyền lực nén từ thiết bị căng kéo tớineo công tác khi hệ thống làm việc. Vì vậy phải kiểm tra đĩa đóng neo công táccó bị méo hay biến dạng gì không; khe hở đóng neo có đảm bảo yêu cầu không.Ngoài đĩa đóng neo công tác ra còn có thể có các vòng hoặc đĩa đệm để đảm bảokê đặt kích thuỷ lực cân tâm với các neo và bó cáp đảm bảo giữ ổn định vàtruyền lực đều cho bó cáp.
Khi kiểm tra, nếuthiết bị có sự cố hoặc hư hỏng nghiêm trọng thì bắt buộc phải mang sửa chữa,kiểm định lại; nếu có hư hỏng hay sự cố nhỏ có thể khắc phục, sửa chữa tại chỗthì phải tiến hành sửa chữa kịp thời. Khi hệ thống thiếtbị đảm bảo khảnăng làm việc an toàn mới được đưa vào thi công.
b. Chuẩn bị nguồn điện.
Đối với những bộnguồn thuỷ lực có nguồn động lực là động cơ điện hoặc bộ phân phối điều khiểnbằng điện, ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn điện cho bộ nguồn thuỷ lực.Ngoài ra nguồn điện còn phục vụ cho nhu cầu chiếu sáng khu vực thi công và vậnhành thiết bị.
c. Kiểm tra lắp đặt bó thép CĐC.
– Thép sợi sử dụng để sản xuất bó thép CĐC phải được căng kéo thẳng bằng cácmáy chuyên dùng. Các bó thép để sử dụng trong cùng một dầm phải cùng một chủngloại.
– Trong cùng một dầm chỉ sử dụng một loại neo.
– Nghiêm cấm cắt cốt thép bằng mỏ cắt hoặc bằng lửa ôxi – axêtylen, nghiêm cấmdùng que hàn để cắt thép. Tránh việc cắt dầm cốt théo DƯL, không có bảo vệ gâyảnh hưởng đến việc tăng nhiệt độ và bắn tia lửa điện vào thép CĐC.
– Bóthép cần chuẩn bị trên bệ căng, đảm bảo độ chặt chẽ khi kéo căng, tạo thànhhình dạng bó thép thẳng đều, các tao thép đúng thứ tự trong lỗ tạo DƯL.
– Các bó thép cần bảo quản khỏi bị rỉ do ẩm ớt của không khí. Không được làmdính dầu mỡ, đất cát, không được làm xây sát biến dạng bó thép.
– Sử dụng con “chuột” thép  thông lỗ tiêu chuẩn để kiểm tra cácống ghen, nếu thông lỗ tiêu chuẩn không qua được phải có biện pháp xử lý.
– Trước khi luồn bó thép CĐC cần phun nước rửa sạch ống gen và neo sau đó làmsạch và  khô tuyệt đối bằng máy bơm nước cao áp và máy nén khí.
Căng kéo bóthép CĐC
a. Kích căng kéo bó thép CĐC
– Dùng kích căng kéo và bộ nguồn phù hợp với bó thép theo thiết kế.
Từ hình 2.6 đến hình2.9. thể hiện các bước lắp neo công tác, đĩa đóng neo, kích căng kéo và neocông cụ trước khi tiến hành căng.
* Công tác chuẩn bị
– Trước khi tiến hành căng kéo bó thép CĐC phải tạo các đường chuẩn trên dầmtheo cả hai phương.
– Dùng máy thuỷ bình theo dõi độ vồng ngược của dầm trong quá trình căng kéotheo từng cấp tải trọng.
– Chọn điểm đặt máy thuỷ bình: Từ một điểm đặt máy có thể quan sát được 5 điểmtrên toàn bộ chiều dài dầm.
– Các mặt cắt cần xác định độ vồng: 0; 1/4L; 1/2L.
* Tiến hành căng kéo
– Các bước căng kéo được tiến hành theo các cấp tải sau:
Bước 1: Căng so dây: lực căng so dây là lực nhỏ thường bằng 0,1Pkdừnglại hồi kích về 0 và kiểm tra (nếu không có sai sót) đánh dấu điểm đo độ dãndài của cáp, ghi chép số liệu thu được và chuyển sang bước 2.
Bước 2: Căng đến 0,6 Pk. Hồi kích đóng neo để di chuyển kích (vì hết hànhtrình kích). Dừng lại 5 phút và đo độ dãn dài của cáp thép.
Bước 3 : Căng từ 0,6 Pk; 0,8Pk; 1,0Pk (Pk – lực căng kéotiêu chuẩn của bó thép). ở mỗi cấp tải trọng dừng lại 5 phút và đo độ dãn dàicủa cáp.
– Việc có tiến hành vượt Pk tiếp tục hay không sẽ được Tư vấnxử lý tại hiện trường (Trong trường hợp lực căng đã đạt mà độ dãn dài chưa đạt,hoặc có hiện tượng DƯL).
Để đảm bảo an toàn, chất lượng của quá trình căng kéo, ngoài khâu chuẩn bị phảiđầy đủ, đúng yêu cầu, thì trong quá trình vận hành cũng cần phải quan tâm theodõi một số thông số sau:
+ Tốc độ kéo: Nếu tốc độ kéo quá nhanh, có thể làm cho các răng của nêm không kịp cắn bám vào cáp, gây trượt cáp và có thể làm đứt cáp.
+ Đo độ dãn dài củabó thép CĐC
– Tương ứng với từng cấp tải trọng đo độ dãn dài của bó cáp so sánh với độ dãndài tính toán của bó cáp do thiết kế cung cấp .
– Khi lực căng đã đạt trị số thiết kế mà độ dãn dài chưa đạt cần báo cáo Tư vấnđể giải quyết .
b. Đo độ vồng ngược và biến dạng ngang của dầm
* Đo độ vồng ngược
– Các vị trí để đo độ vồng ngược của dầm tại 5 điểm: 0; 1/4L ; 1/2L.
– Máy thuỷ bình hoặc dây để theo dõi độ vồng toàn bộ quá trình căng kéo của dầmvà sau từng bó thép, ghi số liệu độ vồng vào sổ nhật ký.
* Theo dõi sự chuyển vị ngang của dầm
– Dùng máy kinh vĩ đặt tại 1 điểm trên hướng tim dọc của dầm để theo dõi timdọc dầm trong suốt quá trình căng kéo .
c. Các yêu cầu kỹ thuật của quá trình căng kéo bó thép CĐC
– Tim lỗ, tim kích và tim neo khi bắt đầu căng kéo được điều chỉnh cho nằm trênmột đường thẳng.
– Để tránh khi ép nêm neo và làm xây sát hay đứt cáp, khi lắp nêm neo cần lưu ýkhông để các tao cáp xoắn nhau.
– Không cho phép tụt neo đối với bất cứ vị trí đã được xác định trước để chochuyển vị kích được tự do và đảm bảo không có tác dụng lực phụ nào vào kích.
– Kiểm tra lực căng kéo của kích bằng đồng hồ với độ chính xác 5%. Độ dãn dài đượcđo với độ chính xác 1mm.
– Saisố lực căng của bó cáp ± 5%.
– Sai số độ dãn dài trung bình của các bó cáp – 5% đến +10%

Bài viết khác